Thứ Hai, 17 tháng 4, 2023

TÌM HIỂU VỀ: TRÚNG ĐỘC AFLATOXIN TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI (TACN) - DEMING

 Không những con người mà vật nuôi cũng bị trúng độc Aflatoxin, làm ảnh hưởng đến nguồn kinh tế của các hộ chăn nuôi. Vậy Aflatoxin là gì? Thông qua bài viết của Viện Năng suất Chất lượng Deming sẽ giúp mọi người hiểu hơn về đặc điểm của Aflatoxin, nguyên nhân, triệu chứng khi nhiễm độc, cách điều trị và phòng bệnh cho vật nuôi.

1. Khái niệm:

Aflatoxin (tên đầy đủ là Aspergillus flavus toxins) là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus, là một loại nấm mốc, đáng chú ý nhất là Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus

2. Các Dạng Aflatoxin và chuyển hóa của chúng:

Có ít nhất 13 dạng Aflatoxin khác nhau có trong tự nhiên. Aflatoxin B1 được coi là dạng độc nhất và được sản sinh bởi Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticusAflatoxin G1 và G2 chỉ được sinh ra từ A. parasiticus. Sự có mặt của Aspergillus trong các sản phẩm thực phẩm không phải lúc nào cũng là chỉ thị về mức Aflatoxin có hại mà nó biểu thị cho rủi ro đáng kể khi sử dụng , thực phẩm nói chung, TACN nói riêng.

Aflatoxin M1, M2 thường được phát hiện trong sữa của bò được cho ăn bởi các loại hạt bị nhiễm nấm mốc. Các độc tố này là sản phẩm của một quá trình chuyển hóa trong gan động vật. Tuy nhiên, Aflatoxin M1 cũng có mặt trong sản phẩm lên men bởi Aspergillus parasiticus.

·       Aflatoxin B1 & B2: được sinh ra bởi Aspergillus flavus và A. parasiticus.

·       Aflatoxin G1 & G2: được sinh ra bởi Aspergillus parasiticus.

·       Aflatoxin M1: chất chuyển hóa của Aflatoxin B1 trên người và động vật (trong sữa mẹ có thể phơi nhiễm tới mức nanogam).

·       Aflatoxin M2: chất chuyển hóa của aflatoxin B2 trong sữa của bò được cho ăn thức ăn nhiễm aflatoxin

·       Aflatoxicol.



3.  Nguyên nhân nhiễm độc

Bệnh do độc tố Aflatoxin, độc tố này do nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus sản sinh ra, có mặt nhiều ở ngô, lạc và một vài loại hạt khác có chứa dầu. Aflatoxin không chỉ là độc tố nấm mốc gây nhiễm độc, rối loạn chức năng, suy giảm miễn dịch, thoái hóa gan thận mà còn gây chết gia súc trong trường hợp nhiễm hàm lượng lớn độc tố.  Đặc biệt khi các nguyên liệu này không được bảo quản tốt, có độ ẩm cao.

4. Triệu chứng của vật nuôi

Con vật đột nhiên bỏ ăn uống, các cử động bị rối loạn, bước đi loạng choạng, thân nhiệt không tăng. Chảy dãi, lưỡi thè ra ngoài, con vật không nuốt hoặc khó nuốt . Triệu chứng thần kinh thấy rõ như: cơ toàn thân hay cục bộ run rẩy, đứng lì một chỗ, đầu gục xuống, có khi như điên cuồng. Sau mỗi cơn điên cuồng gia súc lại rơi vào trạng thái ức chế, quá trình đó thay nhau xuất hiện. Con vật vận động không định hướng (quay tròn, lăn lộn trên đất, mồm chúi xuống đất …), có khi cơ cổ co cứng, nghiêng về một bên. Gia súc bệnh chết nhanh và tỷ lệ chết cao.

5. Điều trị

Nguyên tắc: Ngừng hoặc nhanh chóng loại bỏ những thức ăn có nấm mốc, tăng cường bảo hộ khi con vật có triệu chứng trúng độc.

Loại bỏ thức ăn nghi mốc, sau đó dùng thuốc tẩy để loại trừ thức ăn trong đường tiêu hóa. Cho uống than hoạt tính hoặc nước hồ để hấp thụ chất độc và bảo vệ miên mạc ruột.

Tiêm dung dịch glucose ưu trương vào tĩnh mạch hoặc nước muối ưu trương 10%, liều 150 ml (2-3 ngày tiêm một lần) vào tĩnh mạch, sau 1 giờ tiêm urotropin 10%, liều 100 ml vào tĩnh mạch. Tăng cường trợ tim, trợ lực bằng cafein, long não.

6. Phòng bệnh

Chú ý phơi và bảo quản thức ăn, nguyên liệu thức ăn đúng quy trình. Kiểm tra thức ăn trước khi cho gia súc ăn. Ngô, bột sắn và những thức ăn bị nấm mốc tuyệt đối không cho gia súc ăn.


Viện Năng suất Chất lượng Deming (Viện Deming) là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyên cung cấp dịch vụ thử nghiệm các sản phẩm thức ăn chăn nuôi với năng lực đã được khẳng định và thừa nhận tầm khu vực, đã được công nhận năng lực phù hợp với ISO/IEC 17025:2017 bởi AOSC (VILAT 1.003), là PTN đã được chỉ định bởi Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông

Khi quý khách hàng hoặc cơ quan chức năng có nhu cầu kiểm nghiệm Aflatoxin trong tất cả các nền mẫu (thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản...), hãy liên hệ ngay Viện Năng suất Chất lượng Deming. Hotline 0905.527.089

Địa chỉ trụ sở: 28 An Xuân, An Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng

Địa chỉ thử nghiệm: Lô 21-22 B1.6, KDC Quang Thành 3B, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023

TÌM HIỂU CÁC CHỈ TIÊU THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỨC ĂN HỖN HỢP HOÀN CHỈNH CHO HEO CON - DEMING

 1.     Vai trò của thức ăn chăn nuôi:

Thực ăn chăn nuôi là một sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng chất. Sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi. Tùy theo đặc điểm sinh lý và cấu tạo của cơ quan tiêu hóa, thức ăn chăn nuôi sẽ được sản xuất sao cho cơ thể vật nuôi có thể hấp thụ sống, đảm bảo nhu cầu cho cơ thể phát triển và hoạt động.


Thức ăn chăn nuôi có nhiều loại khác nhau. Nhưng đối với vật nuôi, thức ăn chăn nuôi chỉ có 2 vai trò chính là cung cấp năng lượng và cung cấp các chất dinh dưỡng:

-       Cung cấp năng lượng: Vai trò của thức ăn chăn nuôi đối với vật nuôi đầu tiên đó chính là cung cấp năng lượng. Nguồn năng lượng được cung cấp từ thức ăn sẽ giúp cho vật nuôi hoạt động và phát triển mỗi ngày. Vật nuôi cũng như con người, cũng có những hoạt động sinh hoạt mỗi ngày. Các hoạt động này sẽ giúp vật nuôi hoàn thiện và củng cố các chức năng, kỹ năng cần thiết  cho cuộc sống. Nhờ đó mà vật nuôi lớn lên mỗi ngày, tinh khôn và biết bảo vệ bản thân tốt hơn.

-       Cung cấp các chất dinh dưỡng: Thức ăn chăn nuôi còn cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi lớn vật nuôi. Như mọi người cũng đã biết, vật nuôi được chăn nuôi để tạo ra các sản phẩm đem lại giá trị kinh tế cho con người. Việc sử dụng thức ăn chăn nuôi sẽ giúp vật nuôi lớn hơn và tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như sữa, trứng, thịt nhiều, thơm và bổ hơn. Ngoài ra, thức ăn chăn nuôi còn giúp vật nuôi tạo ra bộ lông mượt mà, óng ả hơn; sừng và móng dài chắc hơn.


2.     Sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh:

Theo quy định tại Khoản 25 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020) thì thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.

Trong đó, theo quy định tại Khoản 26 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 thì thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.



3.     Các quy định về kiểm nghiệm sản phẩm Thức ăn chăn nuôi (TACN) hiện nay:

-       QCVN 01 - 183:2016/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi - quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm.

-       QCVN 01-190:2020/BNNPTNT, sửa đổi 1-2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi - hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.

4.     Các chỉ tiêu thử nghiệm đối với sản phẩm Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho heo con (căn cứ theo QCVN 01 - 183:2016/BNNPTNT)

STT

Tên chỉ tiêu

Mức giới hạn tối đa

Phương pháp thử

1.      

Độc tố Aflatoxin tổng số

30 ppb

TCVN 7596:2007 (ISO 16050: 2003)

2.      

Asen (As)

2,0 ppm

AOAC 986.15

TCVN 9588: 2013 (ISO 27085:2009)

3.      

Cadimi (Cd)

0,5 ppm

TCVN 7603:2007; AOAC 986.15 

TCVN 8126:2009; AOAC 999.11 

TCVN 9588: 2013 (ISO 27085:2009)

4.      

Chì (Pb)

5,0 ppm

TCVN 7602:2007; AOAC 986.15 

TCVN 8126:2009; AOAC 999.11 

TCVN 9588: 2013 (ISO 27085:2009)

5.      

Thủy ngân (Hg)

0,1 ppm

TCVN 7604:2007

6.      

Coliforms

1 x 102 CFU/g

TCVN 6848:2007

7.      

Staphylococcus aureus

1 x 102 CFU/g

TCVN 4830-1:2005 

TCVN 4830-2: 2005

8.      

Clostridium perfringens

1 x 104 CFU/g

TCVN 4991: 2005

9.      

E. coli (Escherichia coli)

<10 CFU/g

TCVN 7924-2:2008

10.   

Salmonella

Không được có trong 25 g

TCVN 4829: 2005

 

5.     Tại sao chọn dịch vụ kiểm nghiệm Thức ăn chăn nuôi tại Viện năng suất chất lượng Deming?

Viện năng suất chất lượng Deming là phòng kiểm nghiệm đã được chỉ định từ Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.

Viện Deming với kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm nghiệm; và đội ngũ chuyên gia tư vấn về kỹ thuật kiểm nghiệm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi: 

•  Đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên có trình độ cao;

•  Máy móc, thiết bị hiện đại;

•  Đầu tư cao cho nghiên cứu phát triển;

•  Giá cả hợp lý, thời gian nhanh chóng

 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và kiểm định sản phẩm Thức ăn chăn nuôi phù hợp với quy định của Quy chuẩn quốc gia – Hoiline 24/7: 0905527089

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHO CHÓ MÈO - 0905.527.089

 

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHO CHÓ MÈO

Cuộc sống xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu về tinh thần con người ngày càng cao nên thú cưng cũng phải đảm bảo về mặt sức khỏe, thức ăn đồ uống cũng phải đảm bảo chất lượng và an toàn. Ngoài việc chăm sóc thì chọn thức ăn cho chó mèo là một điều vô cùng quan trọng đối với người nuôi. Thức ăn cho chó mèo hiện nay rất phong phú, tùy vào độ tuổi, loại con vật mà người nuôi có cách chọn thức ăn khác nhau nhưng phải đảm bảo tiêu chí an toàn và phù hợp với con vật.

Nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi và quản lý chất lượng sản phẩm thức ăn cho chó mèo vào ngày 09/3/2020, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BNNPTNT – kèm theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản” QCVN 01-190:2020/BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

 Và ngày 30/6/2021 tiếp tục “Ban hành Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi – hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản” trong Thông tư số 05/2021/TT-BNNPTNT và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 thang 7 năm 2021.



QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỨC ĂN CHO CHÓ MÈO TẠI VIETCERT

Bắt buộc thực hiện theo quy định tại QCVN 01-190:2020/BNNPTNT thì việc chứng nhận hợp quy theo 2 phương thức sau:

 Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, cấp giấy và dấu chứng nhận hợp quy có giá trị hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày cấp; lấy mẫu để giám sát định kỳ không quá 12 tháng/1 lần và thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này với tần suất ít nhất 03 năm/lần/chỉ tiêu.

Lưu ý 1: Trường hợp cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản còn hiệu lực thì không phải đánh giá quá trình sản xuất.

Quy trình thực hiện

-  Tiếp nhận đơn đăng ký của khách hàng;

-   Làm hồ sơ chứng nhận và thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy;

-   Đánh giá tại doanh nghiệp;

-   Thử nghiệm mẫu;

-   Xem xét kết quả đánh giá và chất lượng mẫu so với quy chuẩn;

-   Cấp giấy chứng nhận hợp quy

-   Doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố hợp quy lên Sở Nông nghiệp nơi đăng ký kinh doanh

-   Giám sát hằng năm theo quy định.



Phương thức 7: thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ vào kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được lấy theo phương pháp xác suất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hóa để đưa ra kết luận về sự phù hợp cho lô sản phẩm, hàng hóa cụ thể và không cần đánh giá, giám sát.

Quy trình thực hiện

- Tiếp nhận đơn đăng ký của khách hàng;

- VietCert kiểm tra hồ sơ và đánh giá thực tế lô hàng cùng với lấy mẫu đại diện;

- VietCert sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy cho khách hàng nếu mẫu đạt yêu cầu theo quy định. Giấy chứng nhận hợp quy có hiệu lực theo lô hàng;

- Khách hàng bổ sung giấy chứng nhận hợp quy cho hải quan trong vòng 30 ngày kể từ khi thông quan hàng đối với lô hàng nhập khẩu.

Lưu ý 2: Trước khi lưu thông trên thị trường, thức ăn cho chó mèo sảnxuất trong nước và nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

2.1 Đối với thức ăn truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho vật nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được lựa chọn 01 trong 03 hình thức sau:

a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.

b) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật.

c) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định ca pháp luật.

2.2 Đối với thức ăn bổ sung: Tổ chức, cá nhân công bố hp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số nội dung về việc kiểm soát chất sản phẩm thức ăn cho chó mèo. Doanh nghiệp thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thức ăn cho chó mèo theo QCVN 01-190:2020/BNNPTNT góp phần đảm bảo được quyền lợi, lợi ích của mình, tạo dựng được thương hiệu uy tín và sự tin tưởng của người sử dụng khi lựa chọn được các sản phẩm phù hợp và an toàn cho chó mèo.


Quyền lợi khi sử dụng dịch vụ của Vietcert

- Chi phí hợp lý, nhanh, thuận tiện;

- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc;

- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn khi cần.

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm, Vietcert luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng. Quý đơn vị có nhu cầu tư vấn về thủ tục tự công bố, thử nghiệm hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ:

Hotline: 0905 527 089

Fanpage: Vietcert Centre

Website: www.vietcert.org

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

QUẢN LÝ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM KHĂN GIẤY, GIẤY VỆ SINH - Ms Ngọc Diệp 0903 516929

3.1. Công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy
3.1.1. Các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được đánh giá chứng nhận phù hợp quy chuẩn (Chứng nhận hợp quy), mang dấu hợp quy (dấu CR) phù hợp với các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này và chịu sự kiểm tra của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3.1.2. Các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue được sản xuất, gia công tại các cơ sở có điều kiện đảm bảo chất lượng trong sản xuất ổn định được đánh giá, chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 nêu tại Điều 5 của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây gọi là Thông tư số 28). Các sản phẩm hàng hóa sau khi chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 cần phải được công bố hợp quy.
Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 có giá trị hiệu lực không quá ba (3) năm kể từ ngày cấp.
3.1.3. Các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue chưa đủ điều kiện để đánh giá theo phương thức 5 theo quy định tại mục 3.1.2 của điều này (bao gồm các sản phẩm nhập khẩu theo lô hàng; các sản phẩm được sản xuất, gia công trong nước chưa được đánh giá theo phương thức 5) phải được chứng nhận hợp quy theo phương thức 7nêu tại Điều 5 Thông tư số 28. Các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue sau khi chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 phải được công bố hợp quy. Các sản phẩm nhập khẩu theo lô hàng không phải công bố hợp quy.
Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 chỉ có giá trị hiệu lực đối với lô hàng được đánh giá chứng nhận.
3.1.4. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy được thực hiện theo các quy định tại Mục II Chương II Thông tư số 48/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sn phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương (sau đây gọi là Thông tư s 48).
3.2. Đánh giá sự phù hợp
3.2.1. Bộ Công Thương chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp cho các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue. Trình tự, thủ tục đăng ký chỉ định thực hiện đánh giá sự phù hợp thực hiện theo các quy định tại Mục II Chương II Thông tư số 48.
3.2.2. Phương thức đánh giá chứng nhận phù hợp quy chuẩn đối với các sn phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue phi thực hiện theo Phương thức 5 hoặc Phương thức 7 tại Điều 5, Thông tư số 28.
3.3. Kiểm tra chất lượng
3.3.1. Các sn phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue nhập khẩu, sản xuất, gia công, tiêu thụ trên thị trường phi chịu sự kiểm tra về chất lượng theo quy định tại Chương III của Thông tư số 48 và pháp luật hiện hành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Ngoài ra các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue còn phải được kiểm tra chất lượng định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật có liên quan khác.

3.3.2. Việc thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue phục vụ kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa phải thực hiện tại các phòng thử nghiệm được Bộ Công Thương ch định.

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
0903.516.929
Mail: nghiepvu1@vietcert.org
Website: www.vietcert.org