Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2023

TÌM HIỂU CÁC CHỈ TIÊU THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỨC ĂN HỖN HỢP CHO CÁ - DEMING

 TÌM HIỂU CÁC CHỈ TIÊU THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỨC ĂN HỖN HỢP CHO CÁ - DEMING

      1.     Vai trò của thức ăn thủy sản:

Thức ăn thủy sản thực chất chính là thức ăn dành cho vật nuôi sống ở môi trường nước. Ở từng dạng khác nhau cụ thể mà chúng ta có thể kể đến như: Tươi, sống, qua chế biến, bảo quản,… Cung cấp chất dinh dưỡng, các thành phần tốt cho sự phát triển của động vật thủy sản qua dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp, thức ăn bổ sung, phụ gia bổ sung,…

Thức ăn thủy sản chính là sản phẩm tác động đến năng suất, sản lượng của thủy sản trong mỗi mùa vụ. Tùy từng loại thủy sản mà có những sản phẩm riêng dành cho chúng. Chính vì thế, các loại thức ăn thủy sản phổ biến hiện nay được chia thành 4 loại chính cụ thể đó là các loại sau: thức ăn tự nhiên, thức ăn tươi sống, thức ăn tự chế, thức ăn công nghiệp.

2.     Sản phẩm thức ăn hỗn hợp:

Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2017/NĐ-CP thì thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất.

3.     Các quy định về kiểm nghiệm sản phẩm Thức ăn thủy sản (TATS) hiện nay:

-       QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT về Thức ăn thủy sản - Phần 1: Thức ăn hỗn hợp.

-       QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT về Thức ăn thủy sản - Phần 2: Thức ăn bổ sung. 

-       QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT về Thức ăn thủy sản - Phần 3: Thức ăn tươi, sống

-       QCVN 01-190:2020/BNNPTNT, sửa đổi 1-2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi - hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.

4.     Các chỉ tiêu thử nghiệm đối với sản phẩm Thức ăn hỗn hợp cho cá (căn cứ theo QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT)

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giới hạn tối đa cho phép

Phương pháp thử

1

Aflatoxin B1

µg/kg

10

TCVN 6953:2001 (ISO 14718:1998)

TCVN 9126:2011 (ISO 17375:2006)

2

Ethoxyquin

mg/kg

150

TCVN 11282:2016

TCVN 11283:2016 (AOAC 996.13)

3

Chì (Pb)

mg/kg

5

AOAC 986.15

TCVN 9588:2013 (ISO 27085:2009)

4

Cadimi (Cd)

mg/kg

1

AOAC 986.15

TCVN 9588:2013 (ISO 27085:2009)

5

Thủy ngân (Hg)

mg/kg

0,4

EN 16277:2012

6

Asen (As) vô cơ

mg/kg

2

EN 16278:2012

TCVN 9588:2013 (ISO 27085:2009)

7

Salmonella

CFU/25g

Không phát hiện

TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579-1:2017)

5.     Tại sao chọn dịch vụ kiểm nghiệm Thức ăn thủy sản tại Viện năng suất chất lượng Deming?

Viện năng suất chất lượng Deming đã được văn phòng công nhận năng lực đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng (AOSC) công nhận có năng lực thử nghiệm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017. 

Viện Deming với kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm nghiệm; và đội ngũ chuyên gia tư vấn về kỹ thuật kiểm nghiệm trong lĩnh vực thức ăn thủy sản: 

•     Đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên có trình độ cao;

•     Máy móc, thiết bị hiện đại;

•     Đầu tư cao cho nghiên cứu phát triển;

•     Giá cả hợp lý, thời gian nhanh chóng

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và kiểm định sản phẩm Thức ăn thủy sản phù hợp với quy định của Quy chuẩn quốc gia – Hoiline 24/7: 0905527089

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét