Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Hệ thống chứng nhận sản phẩm theo ISO/IEC Guide 65

I. ISO/IEC GUIDE 65 LÀ GÌ?

1. ISO/IEC Guide 65:1996 (tương đương TCVN 7457:2004) là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối đối với tổ chức tiến hành đánh giá, chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy. Tiêu chuẩn được các tổ chức chứng nhận (TCCN) sử dụng để thiết lập hệ thống chứng nhận sản phẩm và xin công nhận có đủ năng lực chứng nhận sản phẩm.
2. Để tiến hành đánh giá, chứng nhận sản phẩm, TCCN phải có một cơ cấu thích hợp cho họat động chứng nhận; có các chuyên gia đánh giá về sản phẩm được chứng nhận và hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở xin chứng nhận; quy định về các phương thức đánh giá chứng nhận sản phẩm gồm các yếu tố: lấy mẫu, thử nghiệm, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng, giám sát chất lượng trên thị trường …; xây dựng quy trình đánh giá và các quy định về kháng nghị, tranh chấp …
3. Các tiêu chuẩn sử dụng để thiết lập hệ thống chứng nhận sản phẩm gồm:
- ISO/IEC Guide 67:2004 Đánh giá sự phù hợp – Các cơ sở của chứng nhận sản phẩm
- ISO/IEC Guide 28:2004 Đánh giá sự phù hợp – Hướng dẫn về một phương thức chứng nhận sản phẩm của bên thứ ba
- ISO/IEC Guide 53:2005 Đánh giá sự phù hợp – Hướng dẫn sử dụng một hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức trong chứng nhận sản phẩm
- ISO/IEC 17030:2003 Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu chung về dấu sự phù hợp của bên thứ ba
4. Tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65:1996 hiện đang trong quá trình sửa đổi để ban hành thành tiêu chuẩn mới là ISO/IEC 17065 (dự kiến ban hành vào tháng 7 năm 2012).

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Các tổ chức đánh giá chứng nhận sản phẩm.

III. LỢI ÍCH
1. Xây dựng hệ thống chứng nhận theo ISO/IEC Guide 65 là điều kiện bắt buộc để đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2. Giúp TCCN thiết lập hệ thống chứng nhận theo chuẩn mực quốc tế, hướng tới mục tiêu “Một tiêu chuẩn, một chứng nhận – chập nhận mọi nơi”.

IV. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI
1. Đào tạo về các yêu cầu của ISO/IEC Guide 65 + Hướng dẫn áp dụng ISO/IEC Guide 65 của Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF) - IAF Guidance on the Application of ISO/IEC Guide 65 và các tiêu chuẩn liên quan.
2. Thiết lập cơ cấu tổ chức cho hoạt động chứng nhận của TCCN và Hội đồng chứng nhận nhằm đảm bảo hoạt động chứng nhận được tiến hành khách quan và không thiên vị.
3. Xây dựng hệ thống tài liệu cho hoạt động chứng nhận:
- Quy định về các điều kiện chứng nhận, trách nhiệm và quyền hạn của TCCN, cơ sở xin chứng nhận…;
- Sổ tay quản lý hoạt động chứng nhận;
- Các quy trình kèm theo hướng dẫn và các biểu mẫu để thực hiện hoạt động chứng nhận từ khâu tiếp nhận yêu cầu, đánh giá, cấp chứng nhận…
- Các tài liệu hỗ trợ khác; biểu tượng được chứng nhận (logo), mẫu chứng chỉ…
4. Xây dựng hướng dẫn đánh giá chứng nhận cho sản phẩm/nhóm sản phẩm theo phạm vi cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm của TCCN.
5. Đào tạo kiến thức về chứng nhận sản phẩm và kỹ năng đánh giá cho chuyên gia đánh giá.
6. Lựa chọn cơ sở đăng ký chứng nhận sản phẩm và tiến hành đánh giá, cấp chứng nhận thử nghiệm. Cần tiến hành đánh giá, chứng nhận tại ít nhất 2 cơ sở trước; nên kết hợp đánh giá với một TCCN khác đã có kinh nghiệm về chứng nhận sản phẩm nếu có điệu kiện.
7. Đăng ký công nhận: chuẩn bị và nộp bộ hồ sơ theo quy định của cơ quan công nhận gồm:
- Bản đăng ký công nhận (kèn theo phụ lục về phạm vi cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm);
- Phiếu hỏi về thực hiện các yêu cầu của ISO/IEC Guide 65;
- Sổ tay quản lý hoạt động chứng nhận;
- Danh sách khách hàng đã chứng nhận;
- Mẫu chứng chỉ;
- Các tài liệu các theo yêu cầu của cơ quan công nhận.
8. Đánh giá công nhận của cơ quan công nhận: gồm đánh giá tại văn phòng theo các yêu cầu của ISO/IEC Guide 65 và đánh giá chứng kiến đoàn chuyên gia đánh giá của TCCN tại cơ sở xin chứng nhận sản phẩm.
Khi hệ thống chứng nhận sản phẩm phù hợp với ISO/IEC Guide 65 và các yêu cầu về công nhận khác; TCCN sẽ được cấp chứng chỉ công nhận có đủ năng lực tiến hành đánh giá, chứng nhận sản phẩm với hiệu lực là 3 năm.
- See more at: http://vietcert.org/ban-tin/1210-chung-nhan-san-pham.html#sthash.F3xwcOuZ.dpuf

Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi
Chứng nhận hợp quy
Chứng nhận hợp chuẩn
Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Hợp quy phân bón

2) Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận hợp quy

3) Hướng dẫn Chứng nhận hợp quy

4) Tiêu chuẩn liên quan
TCVN 4440-87 - SUPE PHÔT PHÁT ĐƠN Simple superphosphate
TCVN 4296-86 - QUẶNG APATIT Yêu cầu kỹ thuật Apatit ore Technical requirements
TCVN 180-86 - QUẶNG APATIT Phương pháp thử Apatit ore Methods of test
TCVN 2619-1994 - URÊ NÔNG NGHIỆP YÊU CẦU KỸ THUẬT Urea for agriculture Technical requirements
TCVN 4853-89 - PHÂN KHOÁNG Phương pháp xác định thành phần cỡ hạt Mineral fertilizer Method for determination of grainaire analysis
TCVN 4852-89 - PHÂN KHOÁNG Phương pháp xác định độ bền tĩnh của các hạt Mineral fertilizer Method for determination of granules static strength
TCVN 6167:1996 - Phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan Phosphat-solubilíing microbial fertilizer
TCVN 2620-1994 - URÊ NÔNG NGHIỆP PHƯƠNG PHÁP THỬ Urea for agriculture Method of test
TCVN 6169:1996 - Phân bón vi sinh vật - Thuật ngữ Microbial fertilizer - Terms
TCVN 6168:1996 - Phân bón vi sinh vật giải xenluloza Cellulose-degraing microbial fertilizer

5) Các văn bản liên quan




Nghị định của Chính phủ số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 Quy định về ghi nhãn mác hàng hóa
Thông tư số 09/2007/TT-KHCN ngày 6/4/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ Quy định về ghi nhãn mác hàng hóa

altMẫu dấu chứng nhận cho Phân bón được chứng nhận hợp quy theo phương thức 7




altMẫu dấu chứng nhận cho Phân bón được chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 




Tài liệu về chương trình Chứng nhận Sản phẩm
    - Đăng ký Chứng nhận
    - Dấu chứng nhận hợp quy

VietCert - Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy 
Tp. Hà Nội: 0905.924299, 0905.158 290 - Tp. HCM: 0905.357459, 0905.527089 – Tp. Đà Nẵng: 0935.711299, 0968.434199 - Tp. Cần Thơ: 0905.935699, 0905.539099 - Tp. Buôn Ma Thuộc: 0903.587699, 0905.870699
Email: info@vietcert.org    -   Website: www.vietcert.org

Tags: Chứng nhận hợp quy phân bón | Chung nhan hop quy phan bon | Hợp quy phân bón | Hop quy phan bon | Công bố hợp quy phân bón | cong bo hop quy phan bon

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Kiểm tra thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Trước tiên, Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert (“VietCert”) xin gửi tới Quý Đơn vị lời chúc sức khoẻ và thịnh vượng.
VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được Cục chăn nuôi uỷ quyền là cơ quan kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm nhập khẩu theo quyết định số 43/QĐ-CN-TĂCN ngày 06/3/2013.
Căn cứ Điều 8, khoản c Thông tư Số 66/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn ngày 10/10/2011: một trong số đối tượng bắt buộc kiểm tra nhà nước là các loại thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (gồm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn chăn nuôi, premix, hoạt chất và chất mang).
Đồng thời theo Điều 15, khoản 1 của Thông tư nói trên nêu rõ: Xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng để làm thủ tục khai hải quan; khi đã được xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng doanh nghiệp được phép chuyển hàng về địa điểm ghi trong giấy đăng ký kiểm tra. Giữ nguyên hiện trạng hàng hoá, không được sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn trước khi có kết quả kiểm tra xác nhận chất lượng.
Như vậy, nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert trân trọng gởi đến quý Đơn vị dịch vụ kiểm tra nhà nước các loại thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
Với đội ngũ chuyên gia đa lĩnh vực, đa ngành được đào tạo trong và ngoài nước, có nhiều kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng. Chúng tôi cam kết mang đến cho Quý Đơn vị dịch vụ chứng nhận vượt trội

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Sơ lược về ISO 22000

Chứng nhận Iso 22000 | Chung nhan iso 22000 

Khái quát

Trong bối cảnh nhu cầu và áp lực từ phía người tiêu dùng ngày càng tăng lên, các đơn vị bán lẻ yêu cầu các nhà cung cấp phải chứng minh được khả năng tuân thủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Hiện nay, có rất nhiều tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm các tiêu chuẩn do các doanh nghiệp tự xây dựng, các quy định luật pháp cũng như các tiêu chuẩn của các nhà bán lẻ. Sự gia tăng về số lượng tiêu chuẩn gây nhiều khó khăn cho tổ chức doanh nghiệp trong việc áp dụng. Bên cạnh đó, các nguyên tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới và an toàn vệ sinh thực phẩm đã trở thành chủ đề quan trọng đối với tất cả các bên hữu quan trong giây chuyền cung ứng thực phẩm.

ISO 22000 - Bằng chứng cam kết về an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp

ISO 22000 được xây dựng để hoàn toàn tương thích với ISO 9001. ISO 22000 cũng tiếp thu các nguyên tắc GMP, HACCP. ISO 22000 được thiết kế cho tất cả các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm, nghĩa là "từ nông trại đến bàn ăn", bao gồm cả các tổ chức có liên quan như nhà sản xuất bao bì, dụng cụ, thiết bị... Vì vậy, các tiêu chuẩn thực hành tốt không chỉ có GMP (Thực hành sản xuất tốt) mà còn có GAP (Thực hành nông nghiệp tốt) đối với người sản xuất nguyên liệu; GVP (Thực hành thú y tốt), GPP (Thực hành chế tạo tốt), GHP (Thực hành vệ sinh tốt), GDP (Thực hành phân phối tốt), GTP (Thực hành thương mại tốt). Đó là các chương trình tiên quyết (PRP - Prerequisite Programme). Như vậy, phạm vi áp dụng của ISO 22000 rộng hơn, không chỉ trong lĩnh vực chế biến thực phẩm như ưu tiên của các tiêu chuẩn HACCP. Cùng tiếp cận theo nguyên tắc phân tích mối nguy, nhưng ISO 22000 đề xuất lựa chọn biện pháp kiểm soát thông qua các chương trình tiên quyết điều hành (OPRP - Operational prerequisite programme) hoặc các CCP hoặc bao gồm cả hai.
Nếu HACCP có nhiều tiêu chuẩn cụ thể khác nhau thì ISO 22000 là tiêu chuẩn thống nhất trên toàn cầu vì đây là tiêu chuẩn do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành. Hiện nay, ISO 22000 đang là lựa chọn tốt cho nhiều tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm. 

Tài liệu về chương trình Chung nhan ISO 22000
    - Đăng ký Chứng nhận
    - Dấu chứng nhận
    - Hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận
    - Quy trình Chứng nhận
    - Thủ tục Khiếu nại
    - Thủ tục Phàn nàn

Khách hàng đã được chứng nhận
Danh sách đình chỉ chứng nhận
Danh sách hủy bỏ chứng nhận
Các chương trình Đào tạo liên quan
Ý kiến phản hồi


Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Chứng nhận VIETGAP chăn nuôi

Tổng quan

An toàn thực phẩm phụ thuộc vào tính chất khép kín ở từng công đoạn trong chuỗi cung ứng thị trường, ở đó các sản phẩm hợp vệ sinh được chuyển qua công đoạn kế tiếp, bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy hại có trong thực phẩm. Tuy nhiên, tính an toàn của sản phẩm sau cùng phụ thuộc vào điểm yếu nhất trong chuỗi thị trường. Đầu tiên, thức ăn chăn nuôi không được chứa chất phụ gia có thể gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Ở công đoạn thứ hai (tại trang trại), vật nuôi cần được bảo vệ bằng cách tiêm hoặc dùng thuốc thú y để tránh nguy cơ an toàn thực phẩm và không có tồn dư hóa chất trước khi vào các lò giết mổ. Công đoạn thứ ba phải đảm bảo rằng vật nuôi và các sản phẩm từ vật nuôi sẽ được vận chuyển như thế nào để bảo vệ người tiêu dùng khỏi nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Ở công đoạn thứ tư (chế biến) khi vật nuôi trở thành thực phẩm (như thịt), hoặc sản phẩm động vật được chế biến thành thực phẩm (như sữa), quy trình chế biến phải được thực hiện trong điều kiện hợp vệ sinh. Trong suốt công đoạn thứ năm (thị trường), thực phẩm phải được thao tác đúng cách và không được đặt trong các môi trường thiếu sự kiểm soát. Cuối cùng, người cung cấp / người tiêu dùng phải hiểu biết cách thức thao tác thực phẩm một cách an toàn.

Áp dụng VietGAP trong chăn nuôi là sự lựa chọn thông minh của các nhà sản xuất nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất chăn nuôi, chế biến và xử lý sau chế biến.

1) Căn cứ chứng nhận
 Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010

2) Quyết định chỉ định Chứng nhận
Cục chăn nuôi chỉ định VietCert là tổ chức chứng nhận VietGAP lĩnh vưc chăn nuôi 
 
3) Hướng dẫn chứng nhận
Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/09/2012 Quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt 

4) Tiêu chuẩn liên quan
     - Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong an toàn;
     - Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa an toàn;
     - Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn;
     - Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn.

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Tìm hiểu về HACCP

HACCP là một hệ thống giúp kiểm soát một cách có hệ thống các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm. HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point - Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát trọng yếu. Đây là các nguyên tắc và phương pháp phân tích các mối nguy đối với an toàn thực phẩm do Ủy ban CODEX (tổ chức do FAO và WHO thành lập) phát triển. Trên nền tảng của các nguyên tắc này, các nước và khu vực đã phát triển các tiêu chuẩn HACCP phù hợp với yêu cầu quản lý của mình. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn HACCP được ban hành là TCVN 5603:1998 (tiêu chuẩn này hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 1 - 1969 của CODEX). Trong khu vực Châu Á còn có tiêu chuẩn HACCP Code:2003 của Australia.

Tuy khác nhau về tên gọi, cách diễn giải cũng như một số yêu cầu cụ thể, nhưng tựu trung một tiêu chuẩn HACCP luôn bao gồm hai bộ phận cấu thành. Bộ phận thứ nhất là hệ thống đảm bảo vệ sinh trong sản xuất. Đây là hệ thống nền tảng và mang tính chất áp dụng chung cho các cơ sở chế biến thực phẩm được biết đến dưới tên gọi phổ biến là Thực hành sản xuất tốt (GMP - Good Manufacturing Practice). GMP giúp ngăn ngừa các mối nguy do tạp nhiễm, nhiễm chéo (từ con người, nhà xưởng, dụng cụ sản xuất sang thực phẩm và từ thực phẩm ở công đoạn này sang thực phẩm ở công đoạn khác) hay do sự phát triển của các mối nguy (chủ yếu là sinh học). Bộ phận thứ hai mang tính đặc thù cho từng loại thực phẩm là hệ thống phân tích các mối nguy và các biện pháp kiểm soát. Hệ thống này giúp nhận diện các mối nguy cụ thể (hóa, lý, sinh học) đối với từng loại thực phẩm cũng như quy trình chế biến để đưa ra các biện pháp kiểm soát thích hợp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu mối nguy tới mức có thể chấp nhận được.

Các hệ thống quản lý ATTP dựa trên HACCP cần thực hiện:
   a) Thực hiện phân tích các mối nguy.
   b) Xác định các điểm kiểm soát tới hạn.
   c) Thiết lập các giới hạn tới hạn cho mỗi điểm kiểm soát tới hạn.
   d) Phát triển & thực hiện thủ tục kiểm soát các điểm tới hạn.
   e) Phát triển & thực hiện các hành động khắc phục để xử lý khi các giới hạn tới hạn bị vượt quá.
   f) Xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận tính hiệu lực của hệ thống HACCP.

Tài liệu về chương trình chứng nhận HACCP

    - Đăng ký Chứng nhận
    - Dấu chứng nhận
    - Hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận
    - Quy trình Chứng nhận
    - Thủ tục Khiếu nại
    - Thủ tục Phàn nàn

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy - tự nguyện và bắt buộc

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ra đời là một bước đột phá trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Nó góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình quản lý, thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hoá tại doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá, phù hợp với các yêu cầu của Hội nhập kinh tế và đặc biệt là các yêu cầu của WTO khi mà Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO.
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật thể hiện rõ quan điểm về tính tự nguyện về áp dụng tiêu chuẩn và bắt buộc áp dụng đối với các quy chuẩn kỹ thuật. Hệ thống tiêu chuẩn được phân thành hai cấp, cấp quốc gia và cấp cơ sở. Hệ thống quy chuẩn cũng gồm hai cấp, cấp quốc gia và cấp địa phương. Do đó tránh được sự chồng chéo trong quá trình quản lý và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đối với chất lượng sản phẩm hàng hoá của mình.
Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật thì việc công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy được thực hiện như sau:
-        Công bố tiêu chuẩn áp dụng là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thông báo về số hiệu tiêu chuẩn trên nhãn hàng hoá, hoặc trên bao bì, hoặc trong các tài liệu giao dịch khác.
-        Công bố hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện. Các tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn phải đăng ký bản công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại địa phương, nơi mà tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh.
-        Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc. Các tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trình tự thủ tục công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy thực hiện theo quy định của Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN ban hành ngày 28/9/2007 về việc quy định về 
Chứng nhận hợp chuẩn Chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
Do vậy việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá và công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn, pháp quy kỹ thuật như trước đây không còn phù hợp. Các hình thức này chuyển sang hình thức công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy.
Các doanh nghiệp có những thắc mắc về việc công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy, xin liên hệ:
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCERT
Ms.Quyên 0903 587 699