Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Chứng nhận Hợp chuẩn


Khái quát

Khi sử dụng các sản phẩm, người tiêu dùng luôn quan tâm tới chất lượng và sự an toàn của chúng. Người sản xuất hay người kinh doanh, vì vậy, luôn cố gắng chứng minh về sản phẩm của mình để các khách hàng yên tâm sử dụng. Họ có thể tự khẳng định thông qua quảng cáo trên nhãn sản phẩm hay trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, sự khẳng định chắc chắn và đáng tin cậy nhất là từ một bên độc lập.

Chương trình chứng nhận sản phẩm của VietCert là một chương trình được thực hiện theo chuẩn mực quốc tế với phương pháp, thủ tục rõ ràng, được đánh giá và công nhận bởi JAS-ANZ, thành viên của Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế IAF, sẽ là một sự đảm bảo tin cậy cho người tiêu dùng về chất lượng và sự an toàn của sản phẩm. Người tiêu dùng có thể nhận biết điều này thông qua dấu hiệu chứng nhận và dấu chất lượng Việt Nam do VietCert cấp gắn trên sản phẩm được chứng nhận.

Tiêu chuẩn sử dụng để chứng nhận có thể là tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (như JIS của Nhật, BS của Anh, ASTM của Mỹ, GB của Trung Quốc...) hay các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC...). Điều này tạo thuận lợi cho các nhà sản xuất trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình tới nhiều nước và khu vực khác nhau.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Dấu hợp quy Thức ăn chăn nuôi


Dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận hợp quy cấp cho sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp quy hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy gắn cho sản phẩm, hàng hoá được công bố hợp quy sau khi đã đăng ký công bố hợp quy.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sau khi được chứng nhận hợp quy tự thể hiện dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hoá hoặc trên bao bì hoặc nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hoá ở vị trí dễ thấy, dễ đọc, đồng thời được in trong tài liệu kỹ thuật kèm theo sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp quy.
1. Dấu hợp quy (CR) có hình dạng, kích thước, kết cấu và cách thể hiện dấu hợp quy do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
2. Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ và nhận biết được bằng mắt thường.
3. Dấu hợp quy phải được thể hiện cùng một màu, dễ nhận biết. 

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Lợi ích mà sản phẩm được chứng nhận


Đối với nhà sản xuất:
Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với qui định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan. Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm. Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được chứng nhận, chính vì vậy mà họat động CNSP đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất. Chứng nhận sản phẩm cũng là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản xuất giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp có sản phẩm được chứng nhận sẽ có điều kiện được xem xét và áp dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra thực hiện bởi các cơ quan quản lý hay đối tác. Sản phẩm đã được chứng nhận cũng sẽ được dễ dàng hơn khi được các nước xem xét và thừa nhận kết quả chứng nhận.
Đối với người tiêu dùng:
Sản phẩm được chứng nhận cung cấp sự đảm bảo độc lập của bên thứ ba cho người tiêu dùng, đó là sản phẩm đã được chứng nhận theo một phương thức phù hợp bao gồm: thử nghiệm; đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng; giám sát và kiểm soát. Người tiêu dùng không cần thiết phải tốn chi phí cho việc thực hiện những thử nghiệm đối với sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn và luôn yên tâm vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
Đối với Cơ quan quản lý:
Sản phẩm được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn/ sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm được chứng nhận giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.